Đã từ lâu, như một bài bản được sắp đặt từ trước nhằm mục đích gây rối nội bộ, kiếm cớ can thiệp, các thế lực thù địch với những thủ đoạn chiến tranh tâm lý nhằm lung lạc niềm tin, xói mòn tư tưởng, gieo rắc hoài nghi trong nhân dân với Đảng, Nhà nước. Kịch bản đó được đẩy lên cao trào vào những dịp đất nước có những sự kiện chính trị lớn như bầu cử Quốc Hội, Đại hội Đảng. Nhận diện, vạch mặt chúng và có một chiến lược đấu tranh là công việc có ý nghĩa tư tưởng tạo sự đồng thuận trong nhân dân.
Nhận diện một số âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch
trong và ngoài nước gần đây có thể thấy nổi lên mấy vấn đề sau:
Thứ nhất, tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng.
Tập trung nhất, thường xuyên nhất là những luận điệu đòi xóa
bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ định những quan điểm, lý luận
đổi mới của Đảng hiện nay; Cổ vũ cho những triết lý, học thuyết, giá trị của hệ
tư tưởng tư sản phương Tây.
Luận điểm mà chúng thường nhai đi, nhai lại là, chủ
nghĩa Mác – Lênin đã “lỗi thời”, “lạc hậu”, đã “cáo chung”, cùng sự sụp đổ theo
mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Chúng cho rằng chủ
nghĩa xã hội là “quái thai của lịch sử”, lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa là
đưa dân tộc vào cảnh “nồi da xáo thịt”, làm cho đất nước “cứ luẩn quẩn trong cảnh
đói nghèo”. Phủ định những thành tựu công cuộc đổi mới của đất nước
do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo trong những năm qua một cách sống sượng… Chúng
phát tán nhiều loại tài liệu chứa đựng những luận điệu phản động, xuyên tạc tư
tưởng, đạo đức lãnh tụ Hồ Chí Minh, tạo hồ sơ giả về nhân thân, lối sống nhằm mục
đích “hạ bệ thần tượng”.
Về hình thức, biện pháp. Các thế lực thù địch ở nước ngoài sử
dụng mọi hình thức, biện pháp để thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ
ta, trong đó tập trung vào những hình thức chúng cho là “khách quan”, “khoa học”
như: Hội thảo khoa học, diễn đàn quốc tế, phát tán tài liệu về Việt Nam; phổ biến
thông tin về dân chủ và nhân quyền thông qua hình thức “phiếu cung cấp thông
tin” (Alert), thư điện tử và mạng Internet; viết “thư góp ý”, “hồi ký”; xuyên tạc
các bài viết của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, của cán bộ lão thành cách mạng… Những
ngày gần Đại hội Đảng, mạng xã hội xuất hiện dày đặc những "thư kiến nghị"
với danh sách những gương mặt cơ hội chính trị; Những thông tin bịa đặt bôi nhọ
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là một ví dụ.
Đồng thời với những luận điệu trên, chúng ra sức cổ súy, ca
ngợi những giá trị phiến diện chủ nghĩa tư bản. Lờ đi những mâu thuẫn nội tại của
chủ nghĩa tư bản; những vụ bắn giết có tính phân biệt chủng tộc; những cuộc xâm
lăng bằng súng đạn, bằng cách mạng màu làm các dân tộc có xu hướng đi theo con
đường XHCN như Iraq, Lybia, Xyria... vào cảnh nội chiến "nồi da xáo thịt".
Thứ hai, xuyên tạc vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc,
tôn giáo ở Việt Nam.
Tấn công vào hệ thống quan điểm, lý luận của Đảng ta về dân
chủ, về quyền con người, về vấn đề dân tộc, tôn giáo bất chấp bối cảnh kinh tế,
văn hóa, xã hội Việt Nam. Bằng nhiều con đường tuyên truyền, phát tán tài
liệu, sách báo, mạng xã hội chúng đã tung ra những luận điệu có tính chất vu khống,
kích động rằng “ở Việt Nam thực hiện chế độ độc đảng lãnh đạo nên đã dẫn tới chế
độ “đảng trị”, “độc đảng thì kéo theo độc tài, độc đoán, độc quyền”. “Để có dân
chủ, Việt Nam thì phải đa nguyên về chính trị, đa đảng đối lập”.
Chúng lợi dụng, khoét sâu vào những khó khăn và cả khuyết điểm
của chúng ta trong quá trình thực thi dân chủ xã hội chủ nghĩa để chống phá, để
thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đặc biệt, từ khi đất nước tiến hành
công cuộc đổi mới đến nay, các thế lực thù địch trong và ngoài nước ra sức lợi
dụng chiêu bài “nhân quyền”, “tôn giáo”, tìm mọi cách để áp đặt quan điểm
và giá trị nhân quyền của họ đối với nước ta.
Chúng đẩy mạnh sự xuyên tạc, bịa đặt, vu khống quan điểm, lý
luận của Đảng ta về những vấn đề tôn giáo, gieo rắc sự nghi ngờ trong các tầng
lớp nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ta về chính sách tôn giáo; kích động và
khơi dậy sự phản kháng của những kẻ bất mãn, các phần tử cơ hội, thoái hóa, biến
chất ở trong nước chống đối lại đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và
Nhà nước trong công cuộc đổi mới hiện nay. Lợi dụng đức tin của tín đồ, một số
chức sắc tôn giáo cực đoan đã kích động tín đồ ở một số giáo xứ vi phạm pháp luật,
làm những việc trái với đạo với đời như Dòng chúa cứu thế, như giáo phận Vinh
là những ví dụ.
Để tăng cường sự chống phá, thúc đẩy “diễn biến hòa bình” về
vấn đề dân tộc và tôn giáo, các thế lực thù địch từ nước ngoài đã lập một số tổ
chức phản động ở hải ngoại như: Tổ chức Văn hóa – Chính trị do Giàng Chá Nhìa đứng
đầu, Tổ chức của giới trí thức H’Mông hải ngoại do Yang Dao đứng đầu, Tổ chức
Tôn giáo – Chính trị do Vàng Trứ Trới và Vàng Trứ Kùng đứng đầu. Trên đất Mỹ,
chúng lập ra “Trung tâm bảo tồn văn hóa người H’Mông”, “Trung tâm chim én đưa
tin”, “Hiệp hội Khmer Crôm thế giới”, “Uỷ ban mặt trận dân tộc FULRO”, “Hội người
Thượng Đề-ga”, “Hội những người miền núi”, “Hội bảo vệ nhân quyền người Thượng”…
Thông qua những tổ chức này, các thế lực thù địch từ nước ngoài đã chuyển về Việt
Nam nhiều tài liệu có nội dung chống đối, phá hoại đường lối, quan điểm, lý luận
và chính sách của Đảng, Nhà nước ta về đại đoàn kết dân tộc, kích động một số đồng
bào dân tộc thiểu số ở trong nước đòi “ly khai”, “tự trị” dân tộc.
Thứ ba, lặp đi lặp lại việc xuyên tạc nền "kinh
tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa".
Cho rằng, đường lối, quan điểm, lý luận đổi mới của Đảng ta
về xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường nhưng lại gắn thêm đuôi “định
hướng xã hội chủ nghĩa” là sự lắp ghép khiên cưỡng, ví như “đầu Ngô, mình Sở”,
nên không thể dung hợp kinh tế thị trường với chủ nghĩa xã hội.
Thực chất những luận điệu này là phủ nhận mọi thành tựu của
quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa đã và đang diễn ra ở Việt Nam trong những năm qua mà nhân dân và cả bạn
bè quốc tế công nhận. Động cơ lộ liễu của chúng là cản trở sự hội nhập kinh tế
quốc tế của nước ta hiện nay, mong muốn Việt Nam bị bao vây, cô lập không thể
thực hiện được đường lối đổi mới, làm nảy sinh mâu thuẫn, bất mãn để chúng tạo
dựng cơ hội cho "cách mạng màu".
Để chủ động làm thất bại âm mưu, thủ đoạn thúc đẩy “diễn biến
hòa bình”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta của các thế lực thù địch, trong bối cảnh
hiện nay, không cách nào khác là phải đẩy mạnh tuyền truyền, giáo dục nâng
cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhân dân kiên quyết đấu tranh chống các
quan điểm, luận điệu xuyên tạc, phản động của các thế lực thù địch âm mưu thúc
đẩy “diễn biến hòa bình”, “tự chuyển hóa” nội bộ, "cách mạng màu" ở
nước ta.
Trong những năm qua, Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng
ta thường xuyên quan tâm chỉ đạo toàn diện, cụ thể cuộc đấu tranh trên mặt trận
tư tưởng, lý luận chống các quan điểm sai trái, thù địch; đồng thời, đã ban
hành nhiều nghị quyết, chỉ thị xung quanh vấn đề này như: Chỉ thị số 05-CT/TW,
ngày 04/ 01/ 2002 của Ban Bí thư về “Tăng cường cuộc đấu tranh chống các luận
điệu sai trái và hoạt động tán phát tài liệu chống Việt Nam”; Thông báo Kết luận
số 94, ngày 30/12/2002 của Ban Bí thư về “Nhiệm vụ tăng cường cuộc đấu tranh chống
âm mưu “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa”… Đó là những định
hướng cơ bản để tập trung tuyền truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ,
đảng viên và cho toàn dân về đẩy mạnh đấu tranh chống mọi âm mưu, thủ đoạn
"diễn biến hòa bình", “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của các thế lực
thù địch.
Xây dựng chiến lược công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới làm cơ sở đẩy mạnh cuộc đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn thúc đẩy “diễn biến hòa bình”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta của các thế lực thù địch.
Xây dựng chiến lược công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới làm cơ sở đẩy mạnh cuộc đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn thúc đẩy “diễn biến hòa bình”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta của các thế lực thù địch.
Thực tiễn cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc ở nước
ta trong giai đoạn hiện nay đã cho thấy, các thế lực thù địch chống phá cách mạng
nước ta không phải là những hoạt động tự phát, đơn lẻ, rời rạc, mà nó đều có
trong một chiến lược được xác định từ trước, rất cụ thể, từ mục đích, đối tượng
đến nội dung, biện pháp, phương thức chống phá trên mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội. Trong chiến lược chống phá cách mạng nước ta của chúng, bộc lộ rõ nhất
là chiến lược “diễn biến hòa bình”, có sự chỉ đạo khá chặt chẽ từ những trung
tâm, căn cứ của bọn phản động quốc tế đặt ở một số nước cùng với những phần tử
cơ hội chính trị trong nước. Vì thế, chúng ta cần phải có một chiến lược về
công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới, làm cơ sở đẩy mạnh đấu tranh chống
các quan điểm, luận điệu phản động, xuyên tạc của các thế lực thù địch từ nước
ngoài đối với quan điểm, lý luận đổi mới của Đảng ta nói chung, với cuộc đấu
tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn thúc đẩy "diễn biến hòa bình", “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” nói riêng của chúng.
Trước mắt, cần có những giải pháp nâng cao hiệu quả đấu
tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận làm thất bại mọi âm mưu, thủ
đoạn của các thế lực thù địch bằng những hình thức, tổ chức lực lượng và
phương tiện đấu tranh phù hợp, hiệu quả.
Hình thức đấu tranh phải phong phú, đa dạng như hội thảo, tọa
đàm khoa học trong nước và ở nước ngoài; viết các chuyên luận sắc bén, thuyết
phục để phản bác các quan điểm sai trái, thù địch của chúng trên các phương tiện
truyền thông đại chúng, mạng Internet… theo chuyên đề và yêu cầu của cuộc đấu
tranh. Mỗi hình thức có những ưu trội riêng, cần được phối hợp chặt chẽ để tạo
nên một hợp lực mạnh mẽ cho cuộc đấu tranh chống các thế lực thù địch hiện nay.
Các lực lượng tham gia đấu tranh cần được tổ chức thống nhất,
rộng khắp, nhiều cấp, nhiều tầng. Cần coi trọng xây dựng lực lượng nòng cốt và
tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng nhằm hình thành được một thế trận đấu
tranh chung, vững chắc trong toàn xã hội, đủ sức tổ chức các chiến dịch phản
công, tiến công, bẻ gãy tiến tới đánh bại tất cả các quan điểm, luận điệu phản
động, xuyên tạc của các thế lực thù địch trong từng thời điểm và trong mọi lúc,
mọi nơi.
Trong các lực lượng nòng cốt cần quan tâm đầu tư xây dựng đội
ngũ các nhà khoa học, nhà lý luận, cán bộ nghiên cứu khoa học xã hội và nhân
văn thực sự tâm huyết, có dũng khí đấu tranh, bản lĩnh chính trị vững vàng trên
mặt trận đấu tranh tư tưởng lý luận; đồng thời, phải coi trọng phát huy vai trò
của các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, các học viện, nhà trường, các cơ
quan báo chí, phát thanh, truyền hình, các cơ quan văn hóa… luôn xung kích, đi
đầu cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận, nhưng phải được tổ chức
thành lực lượng mạnh, có lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể, có định hướng nội dung đấu
tranh, được cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, được bồi dưỡng về phương
pháp.
Các thế lực thù địch đã và tiếp tục sử dụng các loại phương
tiện truyền thông hiện đại vừa truyền bá các luận điểm lý luận, tuyên truyền
các luận điệu phản động, vừa tung tin bịa đặt, xuyên tạc gây hoang mang trong
dư luận xã hội, tạo cơ sở thúc đẩy “diễn biến hòa bình”. Vì vậy, đẩy mạnh cuộc
đấu tranh này đòi hỏi phải vừa phát triển lý luận, bác bỏ các quan điểm, luận
điệu phản động, xuyên tạc, vừa phải tăng cường thông tin nhanh nhạy, sắc bén để
tạo thế chủ động, tích cực đấu tranh có hiệu quả chống lại những luận điệu xuyên
tạc, vu cáo của kẻ địch không để thông tin xấu lan truyền rộng rồi mới đối phó.
Các phương tiện thông tin đại chúng phong phú, đa dạng như:
đài phát thanh, truyền hình, sách, báo, cổ động, Internet… cần được đầu tư hiện
đại để tạo dựng được sự “miễn dịch" hạn chế tối đa sự tuyên truyền chống
phá của kẻ địch; nhanh chóng phủ sóng những “vùng lõm” về phát thanh, truyền
hình ở vùng sâu, vùng xa… để nhân dân hiểu rõ đường lối, quan điểm, chính sách
đổi mới của Đảng, Nhà nước ta và không tin vào những quan điểm, luận điệu phản
động, xuyên tạc của các thế lực thù địch.
Nam Nguyễn