Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch QH Nam Phi B.Mờ-bê-tê. Ảnh: TRÍ DŨNG (TTXVN) |
Sau năm ngày làm việc tích cực với tinh thần trách nhiệm cao, lễ bế mạc Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132 (IPU-132) đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội) dưới sự chủ trì của Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới Xa-bơ Chao-đu-ri; Chủ tịch QH Việt Nam, Chủ tịch IPU-132 Nguyễn Sinh Hùng.
Trước đó, phiên bế mạc của Đại hội đồng IPU-132 lần lượt thông qua các nghị quyết quan trọng của các Ủy ban thường trực về: Chiến tranh mạng, quản trị nguồn nước, chủ quyền quốc gia và quyền con người... Tiếp theo đó Đại hội đồng thông qua các báo cáo của các Ủy ban thường trực của Liên hợp quốc, vì sức khỏe, quyền của phụ nữ, hiệp hội các Tổng thư ký Nghị viện bảo vệ quyền của nghị sĩ, HIV/AIDS, quyền trẻ em, dân chủ trong kỷ nguyên kỹ thuật số, Báo cáo Nghị viện toàn cầu loại bỏ chiến tranh hạt nhân...
* Thông qua Tuyên bố Hà Nội
Tại lễ bế mạc, Đại hội đồng IPU-132 đã thông qua Tuyên bố của Đại hội đồng IPU: Tuyên bố Hà Nội. Tuyên bố Hà Nội nêu rõ: "Mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ về công nghệ, y tế, tri thức, và của cải vật chất, nhưng sự chênh lệch đã tồn tại từ rất lâu về kinh tế và xã hội vẫn đang ngày càng tăng, gây tổn hại cho toàn bộ hành tinh, nhiều nước trên thế giới chưa được hưởng thành quả của sự phát triển. Tình hình này trở nên trầm trọng do mối đe dọa cấp bách đến từ biến đổi khí hậu và làn sóng bất ổn xã hội, chính trị ngày càng tăng, xung đột trong và giữa các quốc gia -đang nổi lên hàng đầu. Tuy nhiên, kinh nghiệm của chúng ta trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ cho thấy, chỉ với ý chí chính trị, sự lãnh đạo mạnh mẽ và vai trò làm chủ của quốc gia, chúng ta mới có thể đạt được những cam kết quốc tế.
Là nghị sĩ, chúng ta có nghĩa vụ phải hành động. Việc thông qua chương trình phát triển mới giai đoạn sau năm 2015 và những mục tiêu phát triển bền vững vào tháng 9-2015 này sẽ đem lại cơ hội có một không hai để ứng phó với các thách thức toàn cầu, sử dụng cách tiếp cận phổ cập và toàn diện áp dụng cho tất cả các quốc gia và gắn vấn đề xóa đói nghèo với phát triển bền vững".
Tuyên bố Hà Nội cam kết: "Nỗ lực hết mình tăng cường vai trò quốc gia làm chủ các mục tiêu này, cụ thể là phổ biến các mục tiêu trên cho cử tri của mình. Người dân phải hiểu những mục tiêu trên có liên quan đến đời sống của họ như thế nào. Là đại diện cho nhân dân, chúng ta có trách nhiệm bảo đảm tiếng nói của mỗi người dân đều được phản ánh trong tiến trình chính trị đó, không phân biệt địa vị xã hội của họ. Chúng ta cam kết nội luật hóa những mục tiêu đó, trong đó có vấn đề phân bổ ngân sách. Mỗi nước phải nỗ lực thực hiện trách nhiệm của mình để bảo đảm hoàn tất được các mục tiêu trên".
Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới Xa-bơ Chao-đu-ri bày tỏ vui mừng bởi Tuyên bố đã lấy con người là trung tâm, các Nghị viện thành viên cùng cam kết thực hiện. Chủ tịch IPU một lần nữa công nhận và đánh giá cao những đóng góp của QH Việt Nam cho thành công của Đại hội đồng lần này cũng như Tuyên bố Hà Nội. Chủ tịch Xa-bơ Chao-đu-ri nêu rõ, Tuyên bố Hà Nội không phải là giải pháp cho các quốc gia mà các nước cần phải đoàn kết, hợp tác và có giải pháp riêng cho quốc gia mình. Điều quan trọng là cần giám sát việc thực hiện Tuyên bố Hà Nội, cũng như chủ động thực hiện để Tuyên bố này thành công. Chủ tịch IPU tin tưởng vào Tuyên bố Hà Nội - tuyên bố thể hiện được ý chí của 6,5 tỷ người dân của các quốc gia thành viên IPU.
Phát biểu bế mạc, Chủ tịch QH Việt Nam, Chủ tịch IPU-132 Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: Những kết quả quan trọng nhất của Đại hội đồng đã được thể hiện qua Tuyên bố Hà Nội. Đây là văn kiện thể hiện nguyện vọng và cam kết của IPU và các Nghị viện thành viên trong việc xây dựng và thúc đẩy thực hiện những mục tiêu phát triển bền vững mà Liên hợp quốc đang xây dựng đến năm 2030. Tuyên bố Hà Nội sẽ được gửi tới Hội nghị thượng đỉnh của Đại hội Liên hợp quốc vào tháng 9 tới. Đồng thời khẳng định kết quả của Đại hội đồng IPU -132 đã nói lên tiếng nói chung của Nghị viện các nước, góp phần bảo vệ hòa bình, tăng cường hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia, giữa các Nghị viện, thúc đẩy bước phát triển mới của cộng đồng quốc tế giai đoạn sau năm 2015.
Thay mặt nhân dân nước chủ nhà, với tư cách là Chủ tịch Đại hội đồng IPU-132, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng gửi lời chào đoàn kết, hợp tác, hữu nghị của Việt Nam, IPU-132 tới tất cả các nghị sĩ thuộc các quốc gia của Liên minh Nghị viện thành viên, tới nhân dân các nước.
* Chiều 1-4, tại Trung tâm hội nghị quốc gia (Hà Nội) diễn ra cuộc họp báo quốc tế thông báo những kết quả chính của Đại hội đồng IPU-132 do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức, dưới sự chủ trì của Chủ tịch IPU X.Chao-đu-ri; Chủ tịch QH Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch IPU-132; Tổng Thư ký IPU M.Chun-gông và một số quan chức cấp cao Việt Nam.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch IPU-132 cho biết, tại phiên thảo luận chung của Đại hội đồng IPU-132, tất cả lãnh đạo nghị viện, các nghị sĩ, khách mời của IPU-132 đã nhất trí cao với chủ đề "Các mục tiêu phát triển bền vững: Biến lời nói thành hành động" bởi nội dung hết sức quan trọng, thiết thực. Các đại biểu đã đóng góp tích cực, thảo luận sôi nổi, thẳng thắn về chủ đề này cũng như nhiều văn kiện quan trọng khác của IPU-132.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch IPU-132 nhấn mạnh, thành công của Đại hội đồng IPU-132 có ý nghĩa rất to lớn bởi đây là sự kiện đối ngoại, ngoại giao nghị viện toàn cầu. Đại hội đồng IPU-132 cũng là bài học lớn cho Quốc hội Việt Nam trong các mặt hoạt động lập pháp, giám sát, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước; trong đó người dân luôn có vai trò trung tâm. Đó cũng là một nội dung quan trọng mà Thông điệp của Tổng thư ký LHQ gửi đến Đại hội đồng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch IPU-132 tin tưởng, Đại hội đồng IPU-132 thông qua Dự thảo Tuyên bố Hà Nội. Đây là văn bản quan trọng, mang tính tổng kết kết quả thảo luận của Đại hội đồng IPU-132; phản ánh tầm nhìn, cam kết và hành động của các Nghị viện thành viên IPU vì sự phát triển bền vững, vì lợi ích của người dân, của quốc gia cũng như thúc đẩy hợp tác toàn cầu. Thành công của Đại hội đồng IPU-132 chứng tỏ sự lớn mạnh, vai trò tích cực, tiếng nói ngày càng mạnh mẽ của IPU; đóng góp cho việc xử lý những thách thức toàn cầu, định hình cho sự phát triển tiếp theo của nhân loại.
Chủ tịch IPU X.Chao-đu-ri nhấn mạnh, Đại hội đồng IPU-132 có sự khác biệt về phương thức tiếp cận vấn đề so các kỳ Đại hội đồng trước đây. Các nội duChiều tối 1-4, kết thúc kỳ họp Đại hội đồng IPU-132, các đại biểu đã thông qua Tuyên bố Hà Nội. Theo Chủ tịch IPU X.Chao-đu-ri, đây là văn kiện quan trọng nhất của Đại hội đồng được thông qua lần này, mang ý nghĩa lớn lao và ghi dấu ấn của QH Việt Nam bởi được chính QH Việt Nam đề xuất; được thông qua tại Hà Nội và sẽ được Ban Thư ký IPU trình LHQ để góp ý vào việc xác định các mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015. Đây sẽ là di sản lớn, thể hiện sự đóng góp nổi bật của Việt Nam đối với cộng đồng thế giới.
* Sáng 1-4, tại Trung tâm hội nghị quốc gia, Hà Nội, Hội đồng điều hành Đại hội đồng IPU-132 họp, thông qua dự thảo các nghị quyết về nhân quyền của các nghị sĩ, bầu Chủ tịch mới của Ủy ban về Nhân quyền của các Nghị sĩ. Theo đó, đại diện của QH Ba-ranh được bầu làm Chủ tịch Ủy ban này. Hội đồng điều hành Đại hội đồng IPU-132 cũng nghe báo cáo kết quả các cuộc họp chuyên môn, gồm: Hội nghị Nữ nghị sĩ lần thứ 21; Ủy ban về các vấn đề Trung Đông của IPU; Nhóm đối tác về giới; về HIV/AIDS và sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh; Báo cáo của diễn đàn nghị sĩ trẻ.
* Cùng ngày, trong khuôn khổ Đại hội đồng IPU-132, Hiệp hội các Tổng thư ký Nghị viện (ASGP) tiếp tục hoàn tất các phiên thảo luận, tập trung trao đổi kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tham mưu, tổ chức phục vụ hoạt động Nghị viện của các cơ quan giúp việc Nghị viện, thông qua các chuyên đề như: Chiến lược triển vọng của QH, Nghị viện nhằm nâng cao hiệu quả và tính rõ ràng trong giao tiếp và vai trò của công nghệ thông tin đối với sự phát triển của QH.Từ đó tìm các mô hình cơ quan giúp việc Nghị viện hoạt động hiệu quả.
Tại phiên thảo luận, các đại biểu cũng nghe đại diện IPU giới thiệu về các hoạt động gần đây của Đại hội đồng IPU và thảo luận, đề xuất cho chương trình phiên họp sắp tới tại Ca-ta-gie-na Đê In-đi-át (Cô-lôm-bi-a) vào cuối năm nay.
* Trong phiên họp cùng ngày, Ủy ban về Nhân quyền của các Nghị sĩ đã kêu gọi thúc đẩy các giải pháp chống tình trạng vi phạm quyền của các nghị sĩ. IPU là liên minh duy nhất trên thế giới có Ủy ban về Nhân quyền của các Nghị sĩ nhằm thúc đẩy và bảo đảm các quyền của nghị sĩ.
* Ngày 1-4, trong khuôn khổ Đại hội đồng IPU-132, Ủy ban Thường trực Dân chủ và Nhân quyền đã tổ chức hội thảo chủ đề "25 năm Công ước về quyền trẻ em: Cuộc sống của trẻ em liệu đã tốt hơn?" nhằm nhìn nhận lại tiến trình thực hiện cải thiện cuộc sống của trẻ em trên toàn cầu. Các đại biểu tập trung thảo luận về quyền trẻ em trong giai đoạn hiện tại và nhấn mạnh việc chăm sóc sức khỏe trẻ em, quyền của trẻ em, những thành tựu đạt được và chỉ ra thách thức trong nỗ lực chấm dứt bạo lực trẻ em; nhấn mạnh các quốc gia trên thế giới phải có nghĩa vụ bảo vệ trẻ em cả về thể chất lẫn tinh thần.
* Sáng 1-4, tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ Đại hội đồng IPU-132, Ủy ban Thường trực về Dân chủ và Nhân quyền đã tiến hành thảo luận chuyên đề về dự thảo nghị quyết "Dân chủ trong kỷ nguyên công nghệ số và sự đe dọa quyền riêng tư và các quyền tự do cá nhân cơ bản". Văn bản này dự kiến sẽ được xem xét, thông qua tại Đại hội đồng IPU-133 (tháng 10-2015).
* Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp các trưởng đoàn dự IPU-132
Chiều 1-4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Đoàn đại biểu QH Nam Phi do Chủ tịch QH, Chủ tọa Toàn quốc Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) Ba-lê-ca Mờ-bê-tê làm Trưởng đoàn, đang ở thăm và tham dự Đại hội đồng IPU-132 tại Việt Nam.
Bà Ba-lê-ca Mờ-bê-tê thông báo với đồng chí Tổng Bí thư kết quả chuyến thăm và tham dự Đại hội đồng IPU-132, bày tỏ mong muốn sẽ làm hết sức mình để thúc đẩy và tăng cường quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng, hai Quốc hội và nhân dân hai nước Việt Nam - Nam Phi.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác tốt đẹp với Nam Phi; đề nghị các bộ, ngành hai nước cần chủ động, tích cực hơn nữa để khai thác tốt tiềm năng của nhau, đưa hợp tác hai nước tương xứng mối quan hệ "Đối tác vì hợp tác và phát triển"; khẳng định mong muốn và quyết tâm của Đảng, QH và nhân dân Việt Nam trong việc tiếp tục củng cố và thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng, Quốc hội và nhân dân hai nước Việt Nam - Nam Phi.
* Sáng 1-4, tại Nhà QH, tiếp Chủ tịch QH Man-đi-vơ Áp-đu-la Ma-xích Mô-ha-mét, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đánh giá cao sáng kiến của đoàn Man-đi-vơ trong việc thành lập khối nghị viện các quốc gia Nam Á; bày tỏ mong muốn sau chuyến thăm lần này của Ngài Chủ tịch, Việt Nam và Man-đi-vơ tăng cường hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực kinh tế hàng hải, phát triển du lịch. QH hai nước cũng cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong các diễn đàn khu vực và trên thế giới.
Chủ tịch QH Man-đi-vơ A.Mô-ha-mét đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời gian qua; nhấn mạnh Man-đivơ mong muốn hợp tác với Việt Nam trong phát triển du lịch, văn hóa, tăng cường giao lưu giữa nhân dân hai nước.
* Chiều 1-4, tại Trung tâm hội nghị quốc gia, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đã tiếp Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện thế giới M.Chun-gông. Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng trân trọng cảm ơn ngài Tổng Thư ký M.Chun-gông và Ban Thư ký IPU đã hỗ trợ nhiệt tình, chu đáo cho phía Việt Nam trong suốt quá trình chuẩn bị và tổ chức sự kiện ngoại giao nghị viện lớn nhất hành tinh này; mong muốn Ngài Chủ tịch và Tổng Thư ký IPU tiếp tục quan tâm, ủng hộ việc thúc đẩy hợp tác nghị viện với QH Việt Nam; ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong các diễn dàn liên nghị viện và Liên minh Nghị viện thế giới.
Tổng Thư ký M.Chun-gông trân trọng cảm ơn Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng và QH Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để Đại hội đồng IPU-132 diễn ra một cách suôn sẻ, tốt đẹp, để lại những ấn tượng tốt đẹp trong các đại biểu, nghị sĩ khắp thế giới tham dự Đại hội đồng IPU-132.
* Chiều 1-4, tại Nhà QH, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp Đoàn Nghị viện Vương quốc Anh do Ngài A.Bớt làm Trưởng đoàn sang thăm Việt Nam và dự Đại hội đồng IPU-132. Phó Chủ tịch QH bày tỏ vui mừng về quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Anh đang phát triển sâu rộng và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, nhất là chính trị - ngoại giao, kinh tế, giáo dục, an ninh - quốc phòng và mong muốn hai nước tiếp tục tăng cường hợp tác hơn nữa...
Trưởng đoàn Nghị viện Vương quốc Anh A.Bớt mong muốn trong thời gian tới hai nước đẩy mạnh hợp tác trong nhiều lĩnh vực như: tài chính, khoa học công nghệ, giáo dục, văn hóa.
* Cùng ngày, đồng chí Hoàng Bình Quân, Ủy viên T.Ư Đảng, Trưởng ban Đối ngoại T.Ư, đã tiếp thân mật đoàn nghị sĩ QH Nhật Bản do Hạ Nghị sĩ Sư-dư-ki dẫn đầu, đang ở thăm Việt Nam và tham dự Đại hội đồng IPU-132.
Tại buổi tiếp, đồng chí Hoàng Bình Quân khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và nhân dân Việt Nam hết sức coi trọng và mong muốn không ngừng củng cố hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng với Nhật Bản, trao đổi các biện pháp thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước trong thời gian tới.
Ngài Sư-dư-ki khẳng định, trên cương vị của mình tại QH Nhật Bản sẽ tiếp tục đóng góp hết sức cho quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Nhật Bản - Việt Nam không ngừng phát triển tốt đẹp.
* Ngày 1-4, đồng chí Pa-ny Y-a-tho-tu, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch QH CHDCND Lào cùng các thành viên trong Đoàn đại biểu cấp cao QH Lào đã đến thăm, làm việc tại tỉnh Bến Tre, tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế - xã hội và kinh nghiệm tổ chức, hoạt động của HĐND các cấp trong tỉnh.
Đồng chí Võ Thành Hạo, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre đã tiếp và báo cáo với Chủ tịch QH Pa-ny Y-a-tho-tu và Đoàn một số nét cơ bản về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bến Tre trong những năm qua; hoạt động, tổ chức của HĐND các cấp trong tỉnh và kinh nghiệm thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài; kinh nghiệm xóa đói, giảm nghèo của tỉnh... Đoàn đại biểu QH Lào cũng đi thăm một cơ sở sản xuất chế biến dừa và một địa danh lịch sử ở tỉnh Bến Tre.
* Tối 1-4, tại Hà Nội diễn ra mít-tinh chào mừng thành công Đại hội đồng IPU-132. Tham dự buổi lễ về phía Việt Nam có: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng; Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu; Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị; Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo; đại diện nhiều cơ quan, ban, ngành cùng khoảng 1.000 đại biểu và người dân Thủ đô. Về phía quốc tế có: Chủ tịch IPU X.Chao-đu-ri; Ban Thư ký IPU và nhiều đoàn đại biểu các nước tham dự IPU-132; đại diện cơ quan ngoại giao các nước và các tổ chức quốc tế tại Hà Nội.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo phát biểu ý kiến, nêu rõ: Các văn kiện IPU-132 có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới và thúc đẩy hợp tác nghị viện trên thế giới. Sự thành công của Đại hội đồng IPU-132 có ý nghĩa đặc biệt hơn khi diễn ra tại Thủ đô Hà Nội, Thủ đô văn hiến, Thành phố Anh hùng, Thành phố vì hòa bình.
ng, vấn đề được nêu ra và bàn thảo tại Đại hội đồng lần này không chỉ được miêu tả, dẫn chứng như những kỳ trước, mà tập trung xây dựng những giải pháp giải quyết vấn đề với mong muốn làm cho cuộc sống của người dân ngày càng tốt đẹp hơn. Chủ tịch IPU X.Chao-đu-ri khẳng định, nước chủ nhà Việt Nam có vai trò quan trọng trong kỳ họp Đại hội đồng, từ khâu tổ chức đến việc tích cực đóng góp ý kiến tại các diễn đàn thảo luận. Đoàn đại biểu QH Việt Nam tham gia một cách đầy đủ, tích cực tại các diễn đàn, thảo luận từ chủ đề chính của Đại hội đồng đến các phiên thảo luận chuyên đề, các hoạt động, sự kiện bên lề. Những chia sẻ của Đoàn Việt Nam là bài học, là kinh nghiệm tốt đối với quá trình hoạt động của nghị viện các quốc gia thành viên IPU.Tổng Thư ký IPU M.Chun-gông đánh giá, QH Việt Nam có đóng góp lớn cho Đại hội đồng IPU-132, đã lựa chọn chủ đề phù hợp và mang tính thời sự.
Theo http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/tin-tuc-su-kien/item/25970902-dai-hoi-dong-ipu-132-thanh-cong-tot-dep.html